9 bước quy trình du học Nhật Bản

Bước 1: Đăng ký và nộp hồ sơ ban đầu

  • Du học sinh đăng ký du học với các trung tâm du học Nhật Bản.
  • Nộp hồ sơ ban đầu bao gồm các giấy tờ cần thiết cơ bản

Bước 2: Chọn trường

Lựa chọn trường Nhật Ngữ bạn muốn theo học

Có 2 nhóm trường Nhật Ngữ mà bạn cần lưu ý:

  • Trường nhật ngữ hoạt động riêng biệt: Là các trường được thành lập bởi các cơ sở giáo dục, công ty tư nhân, tổ chức tự nguyện cá nhân…
  • Chương trình dự bị tiếng Nhật của các trường đại học/ cao đẳng.

    Bước 3: Học tiếng nhật ( bỏ qua nếu bạn đã có chứng chỉ)

    Trước khi đi du học Nhật Bản, bạn cần phải học tiếng Nhật tại Việt Nam từ 3 – 6 tháng.

    Mục đích của việc học tiếng Nhật tại Việt Nam:

    • Thi chứng chỉ tiếng nhật N5. Đây là điều kiện đầu tiên khi nhập học các trường nhật ngữ tại Nhật Bản.
    • Có vốn tiếng Nhật cơ bản giúp bạn bớt bỡ ngỡ khi đi du học. Đồng thời, biết tiếng Nhật cơ bản cũng giúp bạn dễ dàng hơn trong giao tiếp cơ bản hàng ngày khi du học ở Nhật.

       

      Bước 4: Thi chứng chỉ tiếng nhật N5 và phỏng vấn với trường nhật ngữ.

      • Chứng chỉ N5 yêu cầu bạn cần có kỹ năng đọc và nghe tiếng Nhật cơ bản nhất. Đây là điều kiện du học Nhật Bản quan trọng bắt buộc bạn phải có.
      • Sau khi hồ sơ của bạn được các trường Nhật Ngữ bên Nhật đồng ý đạt tiêu chuẩn du học thì bạn cần trải qua 1 buổi phỏng vấn với nhà trường. Mục đích là để nhà trường xác nhận các thông tin trong hồ sơ là đúng hay chưa?
      • Không phải trường nào cũng yêu cầu du học sinh phải phỏng vấn.

    Bước 5: Gửi hồ sơ sang cục xuất nhập cảnh Nhật Bản để xin tư cách lưu trú ( COE)

    • Sau khi hoàn thành hồ sơ đầy đủ, bạn sẽ gửi hồ sơ sang cục xuất nhập cảnh Nhật Bản để xin tư cách lưu trú ( COE)
    • COE (Certificate of Eligibility) là giấy xác nhận do Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản cấp cho người nước ngoài muốn lưu trú tại Nhật trên 90 ngày. COE được cấp cho du học sinh; Người định cư lâu dài tại Nhật; Người qua Nhật làm việc.
      Chứng chỉ tiếng Nhật.

       

    • Bước 6: Có kết quả tư cách lưu trú, học sinh nộp học phí và tiền ký túc xá cho trường nhật

      Sau khi được cấp tư cách lưu trú tại Nhật, học sinh sẽ nộp tiền học phí và KTX cho trường bằng 2 cách:

      Nộp trực tiếp cho trường:

      • Nếu bạn có người nhà sinh sống tại Nhật, bạn có thể nhờ họ đóng các khoản phí trực tiếp cho trường
      • Khi đóng tiền cần mang các giấy tờ sau: Giấy báo học phí, Giấy báo nhập học, Giấy tờ tùy thân của người nộp tiền.
      • Sau khi nộp tiền, cần xin biên lai và chụp ảnh để làm chứng thực.

      Tuy nhiên, du học sunny không khuyến khích các bạn nộp tiền theo hình thức này, bởi sẽ ảnh hưởng đến gia hạn visa của bạn. Tìm hiểu chi tiết tại đây.

      Chuyển khoản: Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và chuyển khoản học phí và phí KTX cho trường tại ngân hàng.

      Bước 7. Xin visa và phỏng vấn với đại sứ quán ( nếu có)

      • Sau khi nhận tiền học phí, nhà trường sẽ gửi hồ sơ gốc cho trung tâm để làm hồ sơ xin visa và nộp lên đại sứ quán Nhật Bản.
      • Trong quá trình xét duyệt hồ sơ xin visa, bạn sẽ bị gọi phỏng vấn bất cứ lúc nào. Vì vậy mà bạn cần sẵn sàng tinh thần và luyện phỏng vấn trước để luôn tự tin nếu bị gọi bất chợt.

        Bước 8 : Nhập học trường nhật ngữ và thi chứng chỉ tiếng nhật

        • Sau khi xin được visa, bạn sẽ bay sang nhật và nhập học trường nhật ngữ.
        • Sau thời gian học tiếng tại trường Nhật Ngữ, bạn sẽ tham gia kỳ thi đánh giá năng lực tiếng nhật để lấy chứng chỉ tiếng nhật N2 trở lên

        Bước 9: Đi làm hoặc học lên cao đẳng/ đại học/ trường nghề Senmon

        Sau khi tốt nghiệp trường nhật ngữ, bạn có nhiều sự lựa chọn như:

        • Học tiếp lên đại học. cao đẳng
        • Tham gia các khóa học nghề tại các trường senmon
        • Hoặc đi làm tại Nhật Bản.

           

        • Hồ sơ

          STT Hồ sơ Số lượng Yêu cầu
          1 Ảnh 20 chiếc
          • Học sinh mặc áo trắng, trên nề trắng, chụp không quá 3 tháng
          • 3×4 cm (10 chiếc) và 4,5 x 4,5 cm (2 chiếc), 4×6 cm  (8 chiếc)
          2 Căn cước công dân/ CMND 2 bản
          • Bản photo có công chứng phải rõ mặt, rõ số và có thời hạn tối thiểu 6 tháng
          3 CCCD/CMND người bảo lãnh 2 bản
          • Bản photo có công chứng phải rõ mặt, rõ số và có thời hạn tối thiểu 6 tháng
          4 Hộ khẩu 2 bản
          • Bản công chứng, còn thời hạn tối thiểu 6 tháng. Nếu người bảo lãnh không cùng hộ khẩu với du học sinh thì cần thêm hộ khẩu của người bảo lãnh
          5 Hộ chiếu 1 bản gốc
          • Phải nộp trước khi xuất cảnh ít nhất 2 tháng
          6 Giấy khai sinh 2 bản
          • Photo công chứng và còn thời hạn ít nhất 6 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ visa
          7 Bằng cấp 1 bản gốc + 2 bản photo công chứng
          • Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời
          8 Học bạ và bảng điểm 1 bản gốc và 3 bản photo công chứng
          • Học bạ cấp 3
          • Bảng điểm cấp cao đẳng / đại học
          9 Chứng minh tài chính  
          • Sổ tiết kiệm
          • Bảng lương của người bảo lãnh
          • Giấy tờ chứng minh thu nhập

           

Từ khóa

Bài viết liên quan


SỰ KIỆN - HỘI THẢO - HỌC BỔNG